Giữa “bão” dư luận, Hải Phát và Văn Phú “bắt tay” làm dự án BT

Mặc dù Kiểm toán Nhà nước vừa công bố báo cáo chỉ ra hàng loạt sai phạm tại các dự án BT, Hải Phát Invest và Văn Phú Invest vừa “bắt tay” lập ra Công ty TNHH BT Hà Đông để triển khai xây dựng dự án BT 5 tuyến đường giao thông đấu nối hạ tầng các khu đô thị và dân cư quận Hà Đông, TP Hà Nội.

Công ty Cổ phần Đầu tư Hải Phát vừa công bố nghị quyết của Hội đồng quản trị về việc góp vốn thành lập và cử người đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn góp tại Công ty TNHH BT Hà Đông.

Theo đó, Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư Hải Phát quyết nghị thành lập Công ty TNHH BT Hà Đông, trụ sở chính tại số 12 Khuất Duy Tiến, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, TP.Hà Nội. Vốn điều lệ 350 tỷ đồng.

Ngành nghề kinh doanh là xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng, gồm: Xây dựng kỹ thuật hạ tầng đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư; San lấp mặt bằng hạ tầng kỹ thuật, khu đô thị, công trình công cộng, khu công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp; Thi công các công trình điện hạ áp dưới 35KV; Thi công xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, trang trí nội, ngoại thất…

Theo nghị quyết này, Công ty Cổ phần Đầu tư Hải Phát sẽ góp 175 tỷ đồng, chiếm 50% vốn điều lệ của Công ty TNHH BT Hà Đông. 175 tỷ đồng còn lại sẽ do Công ty cổ phần Đầu tư Vãn Phú – Invest góp và cũng chiếm 50% vốn điều lệ.

Để quản lý hiệu quả vốn góp của công ty, Hải Phát cử ông Đỗ Quý Hải và Lê Việt Dũng đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn góp tại Công ty TNHH BT Hà Đông. Đồng thời, giao cho ông Đỗ Quý Hải giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc công ty.

Trong một diễn biến liên quan, Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú – Invest cũng vừa công bố thông tin trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội về việc góp vốn thành lập Công ty TNHH BT Hà Đông.

Theo tìm hiểu của BizLIVE, mục đích của Hải Phát và Văn Phú khi “bắt tay” nhằm triển khai thực hiện dự án xây dựng các tuyến đường giao thông đấu nối hạ tầng các khu đô thị, dân cư quận Hà Đông theo hình thức hợp đồng xây dựng – chuyển giao và các dự án đổi ứng thu hồi vốn dự án BT.

Được biết, đề xuất dự án xây dựng các tuyến đường kết nối các khu đô thị, dân cư quận Hà Đông theo hình thức hợp đồng BT (xây dựng – chuyển giao) đã được UBND TP.Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 1581/QĐ-UBND ngày 07/4/2010.

Theo đó, sẽ xây dựng đồng bộ 5 tuyến đường (tuyến 2, 3, 4, 6, 7) với tổng chiều dài khoảng 6,2 km, mặt cắt ngang từ 17 – 40m, thuộc địa bàn các phường Văn Quán, Phúc La, Kiến Hưng, Phú Lãm, Phú Lương, Dương Nội (quận Hà Đông) và 2 xã Đông La, La Phù (huyện Hoài Đức).

Tiêu chuẩn thiết kế là đường đô thị với hạ tầng kỹ thuật đồng bộ về thoát nước, cây xanh, chiếu sáng và tổ chức giao thông.

Cụ thể, tuyến số 2 có chiều dài khoảng 0,5 km, chiều rộng 18,5m. Điểm đầu tuyến tại nút giao với đường Phùng Hưng, điểm cuối tuyến đến hết phạm vi đình Văn Quán.

Tuyến số 3 có chiều dài khoảng 0,43 km, chiều rộng 23,25m. Điểm đầu tuyến tại nút giao với đường Phúc La – Văn Phú; điểm cuối tuyến tại nút giao với đường quy hoạch 18,5m.

Tuyến số 4 có chiều dài khoảng 1,78 km, chiều rộng 24m. Điểm đầu tuyến tại nút giao với Quốc lộ 21B; điểm cuối tuyến là điểm 7 xác định trên bản vẽ.

Tuyến số 6 có chiều dài khoảng 1,54 km, chiều rộng 40m. Điểm đầu tuyến tại nút giao với đường Lê Trọng Tấn; điểm cuối tuyến tại nút giao với tuyến đường liên khu vực theo quy hoạch giáp phía Đông Bắc tuyến đường sắt Bắc Hồng – Văn Điển.

Tuyến số 7 có chiều dài khoảng 1,91 km, chiều rộng 17m. Điểm đầu tuyến giao với đường Lê Văn Lương kéo dài; điểm cuối tuyến là điểm 6 xác định trên bản vẽ.

Cần sớm chấm dứt việc xây dựng các dự án theo hình thức BT

Liên quan đến việc xây dựng các dự án BT này, mới đây, Kiểm toán Nhà nước đã công bố Báo cáo kiểm toán kinh tế – xã hội năm 2017.

Tại báo cáo này, đề cập đến việc triển khai các dự án BT (dự án đổi đất lấy hạ tầng) trong thời gian vừa qua, Kiểm toán Nhà nước chỉ ra hàng loạt sai phạm.

Cụ thể, qua kiểm tra 17 dự án được đầu tư xây dựng theo hình thức hợp đồng BT trong năm 2017, Kiểm toán Nhà nước cho biết, các dự án BT thực chất là sử dụng nguồn lực ngân sách nhà nước (NSNN) nhưng không quy định phải là dự án cần thiết, thực sự cấp bách là chưa phù hợp với các quy định hiện hành.

Theo kết quả kiểm tra, hầu hết các dự án BT đều lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức chỉ định thầu. Điển hình, TP.Hà Nội có 5/5 dự án BT kiểm toán; TP.Đà Nẵng 3/4 dự án; tỉnh Bắc Ninh 2/2 dự án; Hà Nam 2/2 dự án; Thái Bình 3/3 dự án; Thanh Hóa 1/1.

Theo đánh giá của Kiểm toán Nhà nước, việc lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức chỉ định thầu làm giảm sự cạnh tranh và tiềm ẩn rủi ro chọn nhà đầu tư không đủ năng lực.

Ngoài ra, các dự án BT còn thanh toán cho nhà đầu tư theo hình thức giao đất đã giải phóng mặt bằng có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê không thông qua hình thức đấu giá là chưa phù hợp quy định của Luật Đất đai năm 2013 và là kẽ hở dẫn đến thất thoát ngân sách.

Hơn nữa, quy định về thời điểm giao đất để thanh toán dự án BT và thời điểm giao dự án BT còn bất cập, không rõ ràng dẫn đến việc thanh toán dự án BT bằng quỹ đất không đảm bảo nguyên tắc ngang giá; thanh toán trước cho nhà đầu tư trong khi nhà đầu tư chưa phải xuất hóa đơn GTGT do công trình chưa hoàn thành thực chất là thanh toán trước tiền thuế GTGT cho nhà đầu tư tại thời điểm chưa phát sinh là một điểm bất hợp lý, tạo ra việc chiếm dụng vốn từ NSNN.

Trước hàng loạt sai phạm trong các dự án BT mà Kiểm toán Nhà nước đã nêu, trao đổi với BizLIVE, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giao thông, xây dựng cho rằng, cần nhanh chóng chấm dứt việc xây dựng các dự án BT đổi đất lấy hạ tầng vì tiềm ẩn nguy cơ thất thoát tài sản công rất cao.

”]@@@
Nhân Hòa

Nhân Hòa

Tôi là Mai Hoà. Nếu bạn đang cần tư vấn xin liên hệ ☎ Hotline: 0911 460 600